Hóa học 10 Bài 32: Hiđro sunfua – lưu huỳnh đioxit – lưu huỳnh trioxit – Giải bài tập SGK Hóa học 10 Bài 32

Hóa học 10 Bài 32: Hiđro sunfua – lưu huỳnh đioxit – lưu huỳnh trioxit được thầy cô trường TH Văn Thủy biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 10 Bài 32

Hiđro sunfua

Tính chất vật lí

– Hiđro sunfua là chất khí, rất độc, không màu, mùi trứng thối, hơi nặng hơn không khí (d=3429≈1,17d=3429≈1,17).

– Hiđro sunfua hóa lỏng ở -600C, tan ít trong nước, độ tan trong nước S = 0,38g/100g H2O (ở 200C, 1atm)

Tính chất hóa học

1. Tính axit yếu

– Hiđro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic), có tên là axit sunfuhiđric(H2S).
– Axit sunfuhiđric tác dụng với kiềm tạo nên2 loại muối: muối trung hòa, nhưNa2S chứa ionS2−và muối axit nhưNaHS chứa ionHS. Phương trình hóa học minh họa:

H2S + NaOH → NaHS + H2O

H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O

2. Tính khử mạnh

– H2S là chất khử mạnh vì trong H2S lưu huỳnh có số oxi hoá thấp nhất (-2).

– Khi tham gia phản ứng hóa học, tùy thuộc vào điều kiện phản ứng mà−2SS−2có thể bị oxi hóa thành0S;+4S;+6S;S0; S+4; S+6;

– H2S tác dụng với oxicó thể tạo S hoặc SO2tùy lượng oxi và cách tiến hành phản ứng.

2H2S + 3O2 dư →2H2O + 2SO2

2H2S + O2 thiếu →2H2O + 2S

1 1637736275 1 1

Đốt H2S trong điều kiện thiếu oxi

– Ở nhiệt độ cao, khíH2Scháy trong không khí với ngọn lửa xanh nhạt,H2Sbị oxi hóa thànhSO2:
2H2S + 3O2−2SS−22H2O + 2SO2

Trạng thái tự nhiên. Điều chế

– Trong tự nhiên, H2S có trong một số nước muối, khí núi lửa và bốc ra từ xác chết của người và động vật …

– Trong công nghiệp không sản xuất H2S.

– Trong phòng thí nghiệm điều chế bằng cách cho dd HCl tác dụng với sắt(II) sunfua:

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

Lưu huỳnh đioxit (khí sunfurơ)

Tính chất vật lí

– Là không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí (d =6429≈2,26429≈2,2)

– Tan nhiều trong nước (ở 20oC, một thể tích nước có thể hòa tan được 40 thể tích SO2).

– Hóa lỏng ở -100C.

– Là khí độc, hít thở phải không khí có khí này sẽ gây viêm đường hô hấp.

Tính chất hóa học

1. Lưu huỳnhđioxit là oxit axit

– SO2tan trong nước tạo thành axit yếu và không bền:

SO2+ H2O ⇆ H2SO3

– SO2tác dụng với dd bazơ tạo nên 2 loại muối: muối axit HSO3, muối trung hòa SO32-.

SO2+ NaOH → NaHSO3(1)

SO2+ 2NaOH → Na2SO3+ H2O (2)

+ NếunNaOHnSO2≤1nNaOHnSO2  ≤  1: chỉ xảy ra phản ứng (1)

+ Nếu 1 <nNaOHnSO2nNaOHnSO2  < 2: xảy ra cả phản ứng (1) và (2)

+ NếunNaOHnSO2≥2nNaOHnSO2≥2: chỉ xảy ra phản ứng (2)

2. Lưu huỳnh đioxit là chất khử và là chất oxi hóa

a)SO2là chất khử

Khi gặp chất oxi hóa mạnh như O2, Cl2, Br2: khí SO2đóng vai trò là chất khử:

SO2+ Br2+ 2H2O → 2HBr + H2SO4

5SO2+ 2KMnO4+ 2H2O → K2SO4+ 2MnSO4+ 2H2SO4

b) SO2là chất oxi hoákhi tác dụng chất khử mạnh:

SO2+ 2H2S → 2H2O + 3S

Ứng dụng và điều chế lưu huỳnh đioxit

Ứng dụng

– Sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp

– Tấy trắng giấy, bột giấy.

– Chống nấm mốc cho lương thực, thực phẩm …

Điều chế

– Trong phòng thí nghiệm:Đun nóng dd H2SO4với muối Na2SO3, sau đó thu SO2bằng cách đẩy không khí. Phương trình hóa học:

Na2SO3+ H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO2

1 1637736416 1 1

Điều chế SO2trong PTN

– Trong công nghiệp

Đốt cháy S hoặc đốt cháy quặng pirit sắt:

4FeS2+ 11O2to→→to2Fe2O3+ 8SO2

Lưu huỳnh trioxit

Tính chất

– Ở điều kiện thường, SO3là chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước và trong axit H2SO4, tnc=170C, tsôi= 450C.

– Lưu huỳnh trioxit là một oxit axit:

+ Tác dụng với H2O tạo axit sunfuric: SO3+ H2O → H2SO4

+ Tác dụng với bazơ, oxit bazơ tạo muối sunfat:

SO3+ 2NaOH → Na2SO4+ H2O

SO3 + Na2O → Na2SO4

Ứng dụng và sản xuất

– Trong thực tiễn, SO3có ít ứng dụng nhưng nó là sản phẩm trung gian để sản xuất axit H2SO4.

– Trong công nghiệp, người ta sản xuất SO3bằng cách oxi hóa SO2ở nhiệt độ cao 4500– 500oC, xúc tác V2O5

2SO2+ O2V2O5⇄⇄V2O52SO3

Giải bài tập SGK Hóa học 10 Bài 32

Bài 1 (trang 138 SGK Hóa 10)

Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia những phản ứng sau:

SO2+ Br2+ 2H2O → 2HBr + H2SO4(1)

SO2+ 2H2S → 3S + 2H2O (2)

Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất trong những phản ứng trên?

A. Phản ứng (1) : SO2là chất khử, Br2là chất oxi hóa.

B. Phản ứng (2) : SO2là chất oxi hóa, H2S là chất khử.

C. Phản ứng (2) : SO2vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.

D. Phản ứng (1) : Br2là chất oxi hóa, phản ứng (2) : H2S là chất khử.

Lời giải:

C đúng.

Bài 2 (trang 138 SGK Hóa 10)

Hãy ghép cặp chất và tính chất của chất sao cho phù hợp:

Các chất Tính chất của chất
A. S a) chỉ có tính oxi hóa
B. SO2 b) chỉ có tính khử
C. H2S c) có tính oxi hóa và tính khử
D. H2SO4 d) chất khí, có tính oxi hóa và tính khử
e) Không có tính oxi hóa và tính khử

Lời giải:

A với c: S có cả tính khử và tính oxi hóa

B với d: SO2là chất khí có tính oxi hóa và tính khử

C với b: H2S chỉ có tính khử

D với a: H2SO4chỉ có tính oxi hóa

Bài 3 (trang 138 SGK Hóa 10)

Cho biết phản ứng hóa học H2S + 4Cl2+ 4H2O → H2SO4+ 8HCl. Câu nào diễn tả đúng tính chất các chất phản ứng?

A. H2S là chất oxi hóa, Cl2là chất khử.

B. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa.

C. Cl2là chất oxi hóa, H2O là chất khử.

D. Cl2là chất oxi hóa, H2S là chất khử.

Lời giải:

D đúng.

Cl20+ 2e → 2Cl⇒ Cl2là chất oxi hóa

S2-→ S+6+ 8e ⇒ S là chất khử

Bài 4 (trang 138 SGK Hóa 10)

Hãy cho biết những tính chất hóa học đặc trưng của:

a) Hiđro sunfua.

b) Lưu huỳnh đioxit.

Dẫn ra những phản ứng hóa học để minh họa.

Lời giải:

a) Tính chất hóa học của hiđro sunfua.

– Hidro sunfua tan trong nước thành dung dịch axit rất yếu.

– Tính khử mạnh :

2H2S + O2→ 2S ↓ + 2H2O

2H2S + 3O2→ 2SO2+ 2H2O

b) Tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit

– Lưu huỳnh đioxit là oxit axit

* SO2tan trong nước thành dung dịch axit H2SO3là axit yếu

SO2+ H2O → H2SO3

* SO2tác dụng với dung dịch bazơ, tạo nên 2 muối:

SO2+ NaOH → NaHSO3

SO2+ 2NaOH → Na2SO3+ H2O

– Lưu huỳnh đioxit là chất khử và là chất oxi hóa

SO2+ Br2+ 2H2O → 2HBr + H2SO4

SO2+ 2H2S → 3S ↓ + 2H2O.

Bài 5 (trang 139 SGK Hóa 10)

Dẫn khí SO2vào dung dịch KMnO4màu tím nhận thấy dung dịch bị mất màu, vì xảy ra phản ứng hóa học sau:

SO2+ KMnO4+ H2O → K2SO4+ MnSO4+ H2SO4

a) Hãy cân bằng phương trình hóa học trên bằng phương pháp thăng bằng electron.

b) Hãy cho biết vai trò của SO2và KMnO4trong phản ứng trên.

Lời giải:

a) Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa – khử:

bai 5 trang 139 sgk hoa 10 1 1

b) SO2là chất khử, KMnO4là chất oxi hóa.

Bài 6 (trang 139 SGK Hóa 10)

a) Bằng phản ứng hóa học nào có thể chuyển hóa lưu huỳnh thành lưu huỳnh đioxit và ngược lại và lưu huỳnh đioxit thành lưu huỳnh?

b) Khí lưu huỳnh đioxit là một trong những khí chủ yếu gây mưa axit. Mưa axit phá hủy những công trình được xây dựng bằng đá, thép. Tính chất nào của khí SO2đã hủy hoại những công trình này? Hãy dẫn ra phản ứng chứng minh?

Lời giải:

a) S + O2→ SO2(Dựa vào tính khử của S)

SO2+ 2H2S → 2S + 2H2O (Dựa vào tính oxi hóa của SO2)

b) Tính khử của SO2

SO2do nhà máy thải vào khí quyển. Nhờ xúc tác là oxit kim loại có trong khói bụi của nhà máy, nó bị O2của không khí oxi hóa thành SO3

2SO2+ O2→ 2SO3

SO3tác dụng với nước mưa thành mưa axit tạo ra H2SO4. Tính axit của H2SO4đã phá hủy những công trình được xây bằng đá, thép.

Bài 7 (trang 139 SGK Hóa 10)

Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh rằng lưu huỳnh đioxit và lưu huỳnh trioxit là những oxit axit

Lời giải:

SO2và SO3là những oxit axit vì:

– SO2và SO3tan trong nước tạo thành dung dịch axit H2SO3và H2SO4

SO2+ H2O → H2SO3

SO3+ H2O → H2SO4

– SO2và SO3tác dụng với bazơ , oxit bazơ tạo muối sunfit và sunfat.

SO2+ NaOH → NaHSO3

SO2+ 2NaOH → Na2SO3+ H2O.

SO3+ NaOH → NaHSO4

SO3+ 2NaOH → Na2SO4+ H2O.

SO2+ CaO → CaSO3

SO3+ MgO → MgSO4

Bài 8 (trang 139 SGK Hóa 10)

Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,464 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2(dư), thu được 23,9g kết tủa màu đen.

a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra.

b) Hỗn hợp khí thu được gồm những khí nào? Thể tích mỗi khí là bao nhiêu (đktc)?

c) Tính khối lượng của Fe và FeS có trong hỗn hợp ban đầu?

Lời giải:

bai 8 trang 139 sgk hoa 10 1 1

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

Fe + 2HCl → FeCl2+ H2(1)

FeS + 2HCl → FeCl2+ H2S (2)

H2S + Pb(NO3)2→ PbS + 2HNO3(3)

b) Hỗn hợp khí thu được là H2và H2S

Theo pt (3) ⇒ nH2S= nPbS= 0,1 mol

⇒ nH2= nhh khí– nH2S= 0,11 – 0,1 = 0,01 mol

VH2= 0,01 x 22,4 = 0,224l.

VH2S= 0,1 x 22,4 = 2,24l.

c) Theo PT (2) ⇒ nFeS= nH2S= 0,1 mol

⇒ mFeS= 0,1 × 88 = 8,8g.

Theo PT (1) nFe= nH2= 0,01 mol ⇒ mFe= 56 × 0,01 = 0,56g.

Bài 9 (trang 139 SGK Hóa 10)

Đốt cháy hoàn toàn 2,04g hợp chất A, thu được 1,08g H2O và 1,344 lít SO2(đktc).

a) Hãy xác định công thức phân tử của hợp chất A.

b) Dẫn toàn lượng hợp chất A nói trên đi qua dung dịch axit sunfuric đặc thấy có kết tủa màu vàng xuất hiện.

– Hãy giải thích tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra.

– Tính khối lượng chất kết tủa thu được

Lời giải:

a) Xác định công thức phân tử của hợp chất A

bai 9 trang 139 sgk hoa 10 6 1 1

Như vậy hợp chất A chỉ có nguyên tố S và H (Do mS+ mH= 1,92 + 0,12 = 2,04 =mA)

Đặt công thức phân tử hợp chất là HxSy

Ta có tỉ lệ x : y = nH: nS= 0,12 : 0,06 = 2 : 1

Vậy công thức phân tử của A và là H2S.

b) Phương trình hóa học của phản ứng:

bai 9 trang 139 sgk hoa 10 1 1 1

Do H2S có tính khử và H2SO4có tính oxi hóa nên chúng có khả năng tác dụng với nhau sinh ra kết tủa vàng là S

bai 9 trang 139 sgk hoa 10 2 1 1

mS= 0,08 × 32 = 2,56g.

Bài 10 (trang 139 SGK Hóa 10)

Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2vào 250ml dung dịch NaOH 1M.

a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng có thể xảy ra.

b) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng

Lời giải:

bai 10 trang 139 sgk hoa 10 2 1

bai 10 trang 139 sgk hoa 10 1 1 1⇒ phản ứng tạo 2 muối

a)Phương trình hóa học của phản ứng

SO2+ NaOH → NaHSO3

SO2+ 2NaOH → Na2SO3+ H2O

Gọi nNa2SO3= x mol; nNaHSO3= y mol

nNaOH= 2x + y = 0,25.

nSO2= x + y = 0,2.

Giải ra ta có: x = 0,05, y = 0,15.

mNaHSO3= 0,15 x 104 = 15,6g.

mNa2SO3= 0,05 x 126 = 6,3g.

Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 32 có đáp án

Bài 1:Phát biểu nào sau đây sai?

A. Ở nhiệt độ thường, H2S là chất khí không màu, có mùi trứng thối, rất độc.

B. Ở nhiệt độ thường, SO2là chất khí không màu, mùi hắc, tan nhiều trong nước.

C. Ở nhiệt độ thường, SO3là chất khí không màu, tan vô hạn trong nước.

D. Trong công nghiệp, SO3là chất khí không màu, tan vô hạn trong nước.

Lời giải

Đáp án: C

Bài 2:Cho muối X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa hai chất tan. Mặt khác, cho a gam dung dịch muối X tác dụng với a gam Ba(OH) 2, thu được 2a gam dung dịch Y. Công thức của X là

A. KHS

B. NaHSO4

C. NaHS

D. KHSO3

Lời giải

Đáp án: C

Bài 3:Dẫn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm H2S và CO2vào lượng dư dung dịch Pb(NO3)2, thu được 23,9 gam kết tủa. Thành phần phần trăm thể tích của H2S trong X là

A. 25%

B. 50%

C. 60%

D. 75%

Lời giải

Đáp án: A

nH2S= nPbS= 23,9/239 = 0,1 (mol) ⇒ %VH2S= 0,1.22,4/8,96.100% = 25%

Bài 4:Hòa tan hỗn hợp gồm Fe và FeS vào dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2dư thì thu được 23,9 gam kết tủa đen. Khối lượng Fe trong hỗn hợp đầu là

A. 11,2

B. 16,8

C. 5,6

D. 8,4

Lời giải

Đáp án: B

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S; Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

nkhí= 8,96/22,4 = 0,4 (mol) ; nH2S= nPbS= 23,9/239 = 0,1 (mol)

⇒ nFe= nH2= 0,4 – 0,1 = 0,3 (mol) ⇒ mFe= 0,3.56 = 16,8 (gam)

Bài 5:Đun nóng 4,8 gam bột magie với 4,8 gam bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X vào dung dịch HCl dư, thu được hõn hợp khí Y. Tỉ khối hơi của Y so với H2là

A. 9

B. 13

C. 26

D. 5

Lời giải

Đáp án: B

Mg + Sto→ MgS

MgS + 2HCl → MgCl2 + H2S

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

nMg= 4,8/24 = 0,2 (mol); nS= 4,8/32 = 0,15 (mol)

nH2S= nMgS= nS= 0,15 mol; nH2= nMg (dư)= 0,2 – 0,15 = 0,05 (mol)

⇒ MY= (0,15.34 + 0,05.2)/(0,15 + 0,05) = 26 ⇒ dY/H2= 26/2 = 13

Bài 6:Đun nóng 20 gam một hỗn hợp X gồm Fe và S trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp rắn A. Hòa tan hỗn hợp rắn A vào dung dịch HCl thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí Y. Thành phần phần trăm khối lượng Fe trong X là

A. 28%

B. 56%

C. 42%

D. 84%

Lời giải

Đáp án: D

Fe + Sto→ FeS

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S; Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

nFe(bđ)= nFeS+ nFe(dư)= nH2S+ nH2= 6,72/22,4 = 0,3 (mol)

%mFe= 0,3.56/20.100% = 84%

Bài 7:Hấp thụ 4,48 lít SO2(đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 18,9

B. 25,2

C. 20,8

D. 23,0

Lời giải

Đáp án: D

nSO2= 4,48/22,4 = 0,2 (mol); nNaOH= 2.0,15 = 0,3 (mol)

nNaOH/nSO2= 0,3/0,2 = 1,5 ⇒ Tạo muối NaHSO3và Na2SO3.

nNa2SO3= nNaOH– nSO2= 0,3 – 0,2 = 0,1 (mol)

⇒ nNaHSO3= 0,1 mol

⇒ m = 0,1.104 + 0,1.126 = 23 (gam)

Bài 8:Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí SO2(đktc) vào dung dịch chứa a mol KOH, thu được dung dịch chứa 39,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là

A. 0,5

B. 0,6

C. 0,4

D. 0,3

Lời giải

Đáp án: C

nSO2= 6,72/22,4 = 0,3 (mol)

KHSO3😡 mol; K2SO3:y mol

⇒ x + y = 0,3; 120x + 158y = 39,8

⇒ x = 0,2; y = 0,1

⇒ nKOH= x + 2y = 0,4 (mol)

Bài 9:Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2vừa đủ, thu được khí X. Hấp thị hết X vào 2 lít dung dịch chứa Ba(OH)20,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là

A. 23,2

B. 12,6

C. 18,0

D. 24,0

Lời giải

Đáp án: C

nBa(OH)2= 0,1.2 = 0,2 (mol); nBaSO3= 21,7/217 = 0,1 (mol)

nBaSO3= 2nBa(OH)2– nSO2⇒ nSO2= 2.0,2 – 0,1 = 0,3 (mol)

2nFeS2= 2nSO2⇒ nFeS2= 0,15 (mol) ⇒ mFeS2= 0,15.120 = 18 (gam)

Bài 10:Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2và 80% thể tích N2) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một chất rắn duy nhất và hỗn hợp khí Y có thành phần thể tích: 84,8% N2, 14% SO2, còn lại là O2. Thành phần phần trăm khối lượng của Fe S trong hỗn hợp X là

A. 42,31%

B. 59,46%

C. 19,64%

D. 26,83%

Lời giải

Đáp án: C

Y bai 32 hidro sunfua luu huynh dioxit luu huynh trioxit 1 1 1 1

⇒ Không khí bai 32 hidro sunfua luu huynh dioxit luu huynh trioxit 1 2 1 1

bai 32 hidro sunfua luu huynh dioxit luu huynh trioxit 1 3 1 1

Bảo toàn nguyên tố Fe: nFe2O3= 1/2(x + y)

Bảo toàn nguyên tố O: 3/2 (x + y) + 0,14.2 + 0,012.2 = 2.0,212

⇒ x + y = 0,08 (1)

Bảo toàn nguyên tố S: x + 2y = 0,14 (2)

Giải hệ (1), (2) ⇒ bai 32 hidro sunfua luu huynh dioxit luu huynh trioxit 1 5 1 1

bai 32 hidro sunfua luu huynh dioxit luu huynh trioxit 1 6 1 1

Bài 11:Một mẫu khí thải (H2S, NO2, SO2, CO2) được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra?

A. H2S

B. NO2

C. SO2

D. CO2

Lời giải

Đáp án: A

Bài 12:Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2?

A. dung dịch HCl

B. dung dịch Pb(NO3)2

C. dung dịch K2SO4

D. dung dịch NaCl

Lời giải

Đáp án: B

Bài 13:Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

A. 3O2+ 2H2S → 2H2O + 2SO2

B. FeCl2+ H2S → FeS + 2HCl

C. SO2+ 2H2S → 3S + 2H2O

D. SO3+ 2NaOH → Na2SO4+ H2O

Lời giải

Đáp án: B

Bài 14:Khí nào sau đây có khả năng làm mất màu nước brom?

A. N2

B. CO2

C. H2

D. SO2

Lời giải

Đáp án: D

Bài 15:Chất khí X tan trong nước tạo tành dung dịch làm màu quỳ tím chuyển sng đỏ và có thể được dùng làm chất tẩy màu. Khí X là

A. NH3

B. O3

C. SO2

D. H2S

Lời giải

Đáp án: C

Bài 16:Dãy chất nào trong các dãy sau đây gồm các chất đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2?

A. H2S, O2, nước brom

B. O2, nước brom, dung dịch KMnO4

C. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4

D. Dung dịch BaCl2, CaO, nước brom

Lời giải

Đáp án: B

******************

Trên đây là nội dung bài học Hóa học 10 Bài 32: Hiđro sunfua – lưu huỳnh đioxit – lưu huỳnh trioxit do thầy cô trường TH Văn Thủy biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Hiđro sunfua – lưu huỳnh đioxit – lưu huỳnh trioxit. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi:Trường TH Văn Thủy

Chuyên mục:Hoá học 10

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường TH Văn Thủy (thptsoctrang.edu.vn)

nguvan

Cô giáo Lê Thị Thanh Loan tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Hiện nay, Cô đang giảng dạy bộ môn Văn Học tại Đại học Sư phạm Hà Nội
Back to top button