Đề bài: Em hãy nghị luận xã hội về bệnh thành tích
Có thể nói gần đây xã hội đang lên án cũng như có những mối quan tâm lớn đối với một căn bệnh đang lây lan nhanh chóng ở nước ta đó là căn bệnh thành tích. Đây được xem là một căn bệnh không có thuốc “đặc trị” và đã ăn sâu vào người dân và đã có những tác hại vô cùng to lớn đối với người dân nước ta nói chung.
Nếu như xét về khái niệm thành tích vốn dĩ có một ý nghĩa tích cực. Thành tích được xem là kết quả tốt đẹp do một cá nhân hay tập thể làm ra, và những kết quả này luôn được mọi người công nhận và đánh giá cao. Nhưng cũng chỉ vì chạy theo thành tích thì nhiều người trong xã hội đã bất chấp thủ đoạn để cố có được những thành tích kể cả không phải của mình mong muốn được mọi người khen ngợi.
“Bệnh thành tích” là một căn bệnh mà đã được bắt nguồn từ đâu? Và cũng có thể nói rằng nguyên nhân sâu xa của nó chính là thói xấu hay làm tốt, hay đó chính là thói dốt hay nói chữ mà từ ngày xưa cha ông ta đã có những chê trách. Hay câu nói “tốt đẹp khoe ra xấu xa đậy lại” là một câu nói quen thuộc. Nhưng hiện nay thì trong xã hội có rất nhiều người không có gi tốt đẹp những lại hay khoe, họ bịa đặt những câu chuyện thành tích của họ mặc dù không có thật đi chăng nữa. Và “thành tích” của họ như chỉ ở trong tưởng tượng mà thôi.
Dễ nhận thấy rằng căn “Bệnh thành tích” thông thường nảy sinh ở những người không có thực tài nhưng lại giấu dốt. Dường như ở họ lại như không dám nhìn thẳng vào chính mình. Họ đã phải buộc phải tìm mọi cách đánh bóng tên tuổi để có thể mà thỏa mãn thói háo danh, để không bị “thua chị kém em”. Ta như thấy được căn bệnh này xuất hiện từ rất lâu xong hiện tại thì nó lại như trở thành mọt căn bệnh mãn tính. Nguyễn Du xưa kia đã có câu”
“Trong tay vốn sẵn đồng tiền
Dẫu rằng đổi trắng thay đen khó gì”
Xã hội của đồng tiền luôn bị đồng tiền chi phối nhiều mặt khách nhau. Con người trở thành nô lệ của đồng tiền lúc nào không hay. Có tiền họ mua được tất cả từ dang vọng cũng như chân lý. Chính vì sức mạnh ghê gớm của đồng tiền mà nó cũng như trở thành phương tiện để có thể mua địa vị, cấp. Có lẽ vậy cho nên ta thấy hiện tượng “Tiến sĩ giấy” ngày nay càng nhiều. Những người không hề có học thức chỉ bỏ tiền ra mà mua đực tấm bằng mà tự đắc đi khoe khoang. Đây cũng chính là một biểu hiện của bệnh thành tích trong xã hội hiên nay.
Và trong mỗi chúng ta hãy biết nói “Không!” với các hiện tượng tiêu cực trong đó có “bệnh thành tích” như cũng chính đang là khẩu hiệu. Và đó cũng chính là mục tiêu phấn đấu của ngành giáo dục. Ta như được biết đến tính khả thi của nó đến đâu còn phụ thuộc vào quyết tâm của tất cả mọi người chúng ta để có được một nền giáo dục nghiêm túc và chất lượng cao.
Bệnh thành tích có lẽ ta gặp nhiều trong đời sống ở mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực đặc biệt là trong các lĩnh vực mà càng yêu cầu về trình độ.
Trước thực trạng căn bệnh “Thành tích” đang trở thành một vấn nạn thì chúng ta cần có những biện pháp tích cực ngăn ngừa, cũng như để từng bước đẩy lùi và chữa trị dứt điểm căn bệnh nguy hiểm này. Và nếu như chúng ta muốn làm được điều đó, các cấp các ngành phải đồng bộ ra tay, để có thể đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra để kịp thời phát hiện những thành tích “ảo” và những “chuyên gia tạo thành tích ảo”. Bên cạnh đó thì đối với những kẻ cố tình sai phạm, dẫn tới thiệt hại to lớn cho xã hội thì Nhà nước cũng phải phải nghiêm trị theo pháp luật. Mặt khác, mỗi chúng ta cũng cần giáo dục, tuyên truyền thường xuyên để nâng cao nhận thức của mọi người về hậu quả của căn bệnh này gây ra.
Tất cả chúng ta phải nhận thức được rằng “bệnh thành tích” được xem là một hiện tượng tiêu cực gây ra nhiều tác hại ghê gớm khôn lường. Nó như đã được biểu hiện cao độ của thói dối trá rất đáng phê phán và lên án. Ta như thấy được chính trong hoàn cảnh đất nước ta đã mở cửa giao lưu và hội nhập với toàn thế giới, mỗi công dân phải có thái độ nghiêm túc không giễu cợt và trung thực trước mọi vấn đề của bản thân, của cuộc sống và xã hội hiện nay.
Thành tích là một trong những điều ai cũng cố gắng đạt được nhưng đừng vì thành tích mà khoe khoang để thể hiện sĩ diện của mình. Hãy biết khiêm tốn và không ngừng cố gắng vươn lên.