Văn mẫu THCSVăn lớp 9

Nghị luận xã hội về lòng kiên trì- Văn 9

Đề bài: Em hãy nghị luận xã hội về lòng kiên trì

 Có thể nói rằng chính sự thành công của rất nhiều người trong xã hội không phải tự nhiên mà có được, và dường như điều đó cũng không phải do vận may mà là nhờ vào sự nỗ lực, lòng kiên trì. Khi chúng ta mà sống có mục đích, và có những hoài bão, có ước mơ nhưng không kiên trì thực hiện nó thì cuối cùng chúng ta vẫn quay về con số 0 mà thôi. Và nhất là trong cuộc sống, đối với mỗi người, lòng kiên trì là cần thiết và phải được rèn giũa hằng ngày không được bỏ bê.

Và ta hiểu kiến trì là gì? Kiên trì được xem là thái độ sống, làm theo, theo đuổi mục đích mà mình đã đề ra. Dường như đó cũng chính là sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, và cho dù là có gian nan thử thách nhưng trong mỗi chúng ta cũng vẫn nhất quyết làm đến cùng. Ta cũng có thể khẳng định được chính lòng kiên trì đối với mỗi người là nhân tố để thành công, để có thể đạt được mục đích mà mình đặt ra.

Lòng kiên trì quả thực là một đức tính tốt,và nó như cũng phải cần được phát huy, có ý nghĩa lớn quyết định đến cuộc đời của mỗi con người. Và ta như thấy được khi chúng ta vạch ra kế hoạch và quyết tâm theo đuổi nó đến cùng, và do đó nó chính là lòng kiên trì, và như phải chắc chắn chúng ta sẽ đạt được một kết quả như mong đợi. Ta có một người bạn có đam mê văn chương, bạn ấy viết rất nhiều, cố gắng mỗi ngày viết để có những câu văn như được rèn giũa hơn, lưu loát được ý tues hơn. Thật không may cho bạn đó là gia đình lại phản đối và buộc bạn phải lựa chọn con đường đi khác không được theo nghiệp văn chương. Bởi văn chương nhìn chung rất khó có tương lai đối với những cây bút không tên tuổi. Nhưng bạn đó bằng sự kiên trì và nỗ lực không mệt mỏi của mình, bạn đó đã chứng tỏ rằng bạn ý đã lựa chọn và có định hướng, quyết tâm theo đuổi con đường văn chương đến cùng và có được thành quả ngày hôm nay đó chính là trở thành một nhà văn tên tuổi có sự nghiệp vững chắc.

Hơn thế nữa ta như cũng đã thấy được chính lòng kiên trì không phải rèn luyện trong ngày 1, ngày 2 mà là cả một quá trình. Và mỗi ngày, mỗi giờ đồng hồ thì chúng ta có thể rèn luyện đức tính đó bằng nhiều cách. Và quả thật nếu như bạn kiên nhẫn làm hết bài tập mà cô giáo giao, đó dường như cũng chính là một trong những biểu hiện của lòng kiên trì chịu khó. Để bạn có thể nhận được những kiến thức bổ ích.

Và ta có thể khẳng định được chính những sự thành công của nhiều người hiện nay có được là do năng lực, bản lĩnh, nhưng dường như ta thấy được những yếu tố góp phần không nhỏ chính là sự nỗ lực, và đó cũng chính là sự cố gắng không ngừng nghỉ. Và dường như để có thể đạt được một thứ gì đó, có thể chúng ta phải đánh đổi nhiều thứ, hi sinh nhiều thứ. Đó như cũng chính là cái giá, nhưng bản thân mình hài lòng với việc đó, cũng không uổng phí một chút nào cả.

Cha ông ta ngày xưa cũng đã từng có câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim” như là một bài học hay để như răn dạy chúng ta cần phải kiên trì, chịu khó, nhẫn nại trong công việc dù nó có bước khởi đầu khó khăn thì mới có thể gặt hái được thành công. Ta vẫn còn nhớ câu nói hay “Muốn nhin thấy cầu vồng bạn hãy chịu đựng cơn mưa” và chúng ta phải không ngừng nỗ lực để gặt hái được những thành công nhất định.

Và quả thực rằng bên cạnh những người có đức tính kiên trì thì vẫn còn tồn tại không ít người thiếu kiên nhẫn, và đó là những sự cả thèm chóng chán, nhanh gục ngã. Thành công như đến thật không hề dễ dàng một chút nào, và nếu từ bỏ mọi thứ một cách nhanh chóng thì chúng ta sẽ không nhận lại được điều gì cả.

Ngay cả với tuổi trẻ thì thường hay nhanh chán, nhanh bỏ cuộc nhất. Có lẽ chính vì thế mà chúng ta cũng như cần phải rèn luyện đức tính này để sau này mỗi người có thể tự lập và đứng vững trên đôi chân của mình.

Ta có thể khẳng định được chính lòng kiên trì thực sự rất quan trọng đối với nhiều người. Chúng ta dường như cũng cần phải có kế hoạch để rèn luyện nó từng ngày. Và cũng chắc chắn rằng mục đích mà mình vạch ra cụ thể có những định hướng rõ ràng sẽ thành công khi có lòng kiên nhẫn sẽ nhanh chóng đi đến đích.

nguvan

Cô giáo Lê Thị Thanh Loan tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Hiện nay, Cô đang giảng dạy bộ môn Văn Học tại Đại học Sư phạm Hà Nội
Back to top button