Văn mẫu THCSVăn lớp 7

Phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca dao “Công cha nhu núi Thái Sơn” – văn lớp 7

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca dao “Công cha nhu núi Thái Sơn”

Bài làm

   Chúng ta không khỏi tự hào về nền văn học Việt Nam lâu đầu. Qua bao nhiêu thế hệ, những câu tục ngữ ca dao xưa vẫn là bài học cho con cháu bao đời, là dòng sữa ngọt nuôi dưỡng tâm hồn con người từ thuở ấu thơ. Chúng ta có những câu ca dao về đời sống cũng như tình cảm ví như:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

phat bieu cam nghi cua em ve cau ca dao cong cha nhu nui thai son
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca dao “Công cha nhu núi Thái Sơn”

Công cha có nghĩa là công sức nuôi dưỡng giáo dục của người cha giành cho con cái của mình. Núi Thái Sơn là một trong những ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Trung Quốc. Núi Thái Sơn tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muốn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Núi gợi lên sự cao lớn, vĩ đại, hiên ngang che chắn bảo vệ không khác nào người cha trong gia đình. Song hành với công lao cha là nghĩa mẹ. Người xưa đã phản ánh rất đúng đặc điểm tâm lí và cách, biểu hiện tình cảm của cha mẹ đối với con cái để từ đó chọn chữ và dùng hình ảnh so sánh cho hợp lí. Nước trong nguồn không bao giờ chảy hết cũng như tình cảm mẹ dành cho con cũng không bao giờ vơi cạn.Nước trong nguồn chảy ra cũng ngọt ngào, dịu mát như dòng sữa mẹ vậy. Công lao của cha mẹ làm sao kể hết, cũng như nói làm sao cân nổi, suối làm sao đo dòng. Người cha, người mẹ là người sinh ra, còn là người thầy dạy dỗ đứa con từng bước chập chững đầu tiên trong cuộc sống. Hình hài, quần áo, sách vở đều cho cha mẹ mang lại cho chúng ta. Hai câu thơ trên ngụ ý nhắc nhở công lao trời biển của mẹ cha đối với con cái. Đứa con hạnh phúc nhất là đứa con được sinh ra và nuôi dưỡng đầy đủ bởi cả bàn tay cha và mẹ. Câu ca dao không quên nhắc nhở những đứa con trong gia đình. Cho dù sau này thành hay bại thì bạn luôn phải hướng về cha mẹ “Một lòng thờ mẹ kính cha” Đạo con là đạo đức, trách nhiệm làm con. Bổn phận của con cái là phải bày tỏ lòng biết ơn và thái độ kính mến, chăm sóc cha mẹ lúc già yếu. Chữ hiếu được xem như hằng đầu của mỗi con người. Hiếu ở đây là hiếu nghĩa, hiếu thuận. Hiếu với cha mẹ, tổ tiên, cội nguồn. Cũng như bao đạo lí được răn dạy từ trước “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”Hiếu ở đây là hiếu nghĩa, hiếu thuận. Hiếu với cha mẹ, tổ tiên, cội nguồn. Cũng như bao đạo lí được răn dậy từ trước “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” … Con cái phải biết sống sao cho xứng đáng với đạo lý làm người.

Câu ca dao vừa tôn vinh công lao to lớn của người cha, người mẹ vừa là một lời nhắc, một lời giáo huấn của người xưa cho con cháu thời nay. Kỳ thực công lao của cha mẹ không một từ ngữ nào có thể lột tả hết sự vĩ đại của cha mẹ vậy nên con cháu phải lưu giữ và nhớ rõ đạo lý này.

nguvan

Cô giáo Lê Thị Thanh Loan tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Hiện nay, Cô đang giảng dạy bộ môn Văn Học tại Đại học Sư phạm Hà Nội
Back to top button