Văn mẫu THCSVăn lớp 7

Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao “Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Chấn Vũ canh gà Thọ Xương” – văn lớp 7

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao “Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Chấn Vũ canh gà Thọ Xương”

Bài làm

Ngoài những câu thành ngữ về đạo đức, tình cảm cha mẹ, gia đình… thì những câu ca dao về danh lam thắng cảnh, những câu ca dao về quê hương luôn chiếm một phần to lớn trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Ví như:

“Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

Mịt mù khói tỏa ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”.

Hồ Tây xưa kia có tên là hồ Lãng Bạc, hay còn gọi là Dâm Đàm (hồ sương mù) vì lúc sáng sớm và chiều tối, sương phủ dày trên mặt nước. Ở vị trí phía tây kinh thành nên sau này được gọi là Hồ Tây. Xung quanh hồ là những địa danh nổi tiếng như chùa Trấn Vũ, huyện Thọ Xương, làng Yên Thái, phường Nghi Tàm. Bài ca dao là một bức tranh đầy chất thơ và nét nhạc tả cảnh Tây Hồ. Làn gió sớm mai làm đung đưa cành trúc , tạo nên cái dáng mềm mại, nên thơ. Câu đầu tiên của bài dùng từ “la đà” làm điểm nhấn. Câu ca dao tả cành trúc lay động mà nói lên được tính chất nhẹ nhàng của làn gió, từ đó gợi lên vẻ yên ả của cảnh vật. “ Mịt mỏi khói tỏa ngàn sương” đó chính là tả cái vẻ đẹp của mặt hồ. Trên mặt Hồ Tây, sương tuy mịt mù thành rừng khói mà chỉ nhẹ nhàng lan tỏa . Chúng ta cảm giác tĩnh lặng, thanh bình của cảnh vật Hồ Tây. Mặt hồ ẩn trong khói sương mịt mù chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới ánh nắng mai. Chúng ta có thể chú ý đến ý “mặt gương Tây Hồ”. Biện pháp tu từ ẩn dụ được vận dụng khéo léo, vẽ lên một cảnh sắc tuyệt đẹp: “Mặt gương Tây Hồ”. Hồ Tây yên tĩnh mênh mông và bao la, nước trong xanh, phẳng lặng như một tấm gương khổng lồ, bức tranh phản chiếu hàng ngìn năm lịch sử dân tộc thật đáng tự hào. Cảnh đẹp thật gợi cảm, gợi tình trong khí thu mát mẻ trong lành. Tiếp theo là những âm thanh. Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. Tiếng chuông ngân nga, tiếng gà gáy rộn rã báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Tiếng chuông chùa vang vọng giữa thinh không gợi cảm giác bình yên. Tiếng gà gáy gợi lên cuộc sống quen thuộc nơi thôn dã. Tạo điểm nhấn đó là âm thanh “ Nhịp chày Yên Thái” . Trong cái êm đẹp hài hòa của cảnh vật và âm thanh của thiên nhiên thì xen vào đó là âm thanh của cuộc sống của con người. Những tưởng đó là sự phá vỡ vẻ đẹp êm đẹp ấy. Nhưng không, “ Nhịp chày” đã làm cho bài thơ trở nên sống động và đẹp hơn. Nhịp chày chính là nhịp đập của cuộc sống, báo hiệu một ngày mới bắt đầu rộn ràng.

Dù mộc mạc hay trau chuốt, những câu ca dao về thiên nhiên đất nước Việt Nam vẫn luôn cho chúng ta cảm giác tự hào về một Việt Nam gấm luôn. Quê hương Việt Nam tươi đẹp vẫn sẽ luôn trong lòng người dân dân tộc.

nguvan

Cô giáo Lê Thị Thanh Loan tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Hiện nay, Cô đang giảng dạy bộ môn Văn Học tại Đại học Sư phạm Hà Nội
Back to top button