Văn mẫu THCSVăn lớp 8

Suy nghĩ về sự tích Hồ Gươm – văn lớp 8

Đề bài: Suy nghĩ về sự tích Hồ Gươm. (Văn lớp 8)

Bài làm

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu chuyện cổ tích hay và hấp dẫn, nhiều câu chuyện gắn với lịch sử Việt Nam trong mỗi kỳ đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Trong đó có câu chuyện về “Sự tích Hồ Gươm”, là câu chuyện gắn với vua Lê Lợi trong cuộc đấu tranh chống lại quân Minh xâm lược.

Sự tích Hồ Gươm kể về một thanh gươm thần của Long Quân xuất hiện tại hồ và Lê Thận đã kéo được. Lần thứ nhất chàng kéo lên và nghĩ đó chỉ là thanh sắt nên thả xuống, đến lần thứ hai, lần thứ ba kéo lên thì chàng phát hiện đó là một thanh gươm. Lê Thận mang về nhà, năm đó chàng nhập ngũ vào đội quân Lam Sơn. Trong một lần tùy tòng đến nhà Thận, Lê Lọi nhìn thấy một lưỡi gươm bỗng nhiên sáng lên, trên gươm có khắc dòng chữ “thuận thiên” mọi người lúc đó vẫn chưa nghĩ là gươm thần. Vào một ngày khi quân Lam Sơn bị giặc đuổi tháo chạy thì nhà vua chợt nhìn thấy một vật phát sáng trên ngọn cây, vua đã lấy và mang về. Nhà vua thử cùng thanh gươm của Lê Thận thì đúng là một bộ. Từ đó, Nhà vua đã dùng gươm thần để đánh giặc, chiến thắng vang dội đến với nghĩa quân Lam Sơn. Sau một năm khi đang dạo quanh hồ Tả Vọng thì nhà vua thấy một con rùa không sợ người ngoi lên mặt nước và nói: “Bệ hạ hoàn gươm cho Long Quân” và nhà vua đã trả cây gươm thần. Từ đó hồ có tên là Hồ Gươm.

Câu chuyện về sự tích Hồ Gươm gắn liền với câu chuyện của nhà vua Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Bằng những chi tiết vừa kỳ ảo, vừa hiên thực, câ chuyện đã tái hiện và lý giải một cách phong phú, hấp dẫn về tên gọi của hồ Gươm. Câu chuyện cũng đã góp phần ngợi ca truyền thống đánh giặc của dân tộc ta.

Thanh Gươm xuất hiện với dòng chữ “thuận thiên” nghĩa là thuận theo ý trời. Cuộc khởi nghĩa của ta đến đâu đều thất bại đến đó, Long Quân đã không thể khoanh tay đứng nhìn nên đã trao thanh gươm cho Lê Lợi từ nhiều con đườn khác nhau. Trong gian khổ chiến đấu, ta lại thấy những hình ảnh tươi đẹp không ngại khó ngại khổ mà vươn lên ắt sẽ gặp được sự giúp đỡ của con người. Câu chuyện là lời lý giải sâu xa về triết lý ngầm trong cuộc sống.

Tác giả dân gian đã chứng tỏ rằng cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn, hay Tây Sơn, … hợp chính nghĩa, lòng trời, được nhân dân hết lòng ủng hộ.

Chúng ta hãy liên tưởng đến chi tiết của lưỡi gươm và chuôi. Lê Thận thì được gươm còn nhà vua thì được chuôi, lưỡi gươm là vật quan trọng nhất có sức mạnh gây sát thương và để giết giặc thì dân được, còn chuôi bảo vệ gươm thì nhà vua lại được. Ý nghĩa của chi tiết này toát lên một ý nghĩa ngầm của sự kết hợp giữa dân và vua. Dân và vua phải đồng lòng, phải kiên trì phải biết dựa vào nhau thì cuộc khởi nghĩa nào cũng thắng lợi. Một bài học sâu sắc mà tác giả dân gian đã dạy chúng ta mà sau này Bác Hồ cũng đã nói: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Gươm thần có sức mạnh huyền bí. Từ khi có gươm thần, giặc tới đâu ta dẹp sạch tới đó. Sức mạnh có được là sự nhất trí, đồng lòng giữa vui – tôi, và một phần do gươm thần.

Câu chuyện là ý nguyện, là mong muốn của nhân dân trong cuộc kháng chiến đầy gian khổ, là khát vọng vươn lên, sống trong một cuộc sống hòa bình, no đủ.

Truyện Sự tích Hồ Gươm trước hết giải thích tên gọi của Hồ Gươm đồng thời muốn nói lên tính chất chính nghĩa, hợp lòng trời, được nhân dân ủng hộ của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Truyện đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân. Truyện thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc.

Sự tích Hồ Gươm vừa lý giải tên Hồ Gươm, vừa nói lên khát vọng hòa bình của dân tộc, đồng thời cũng là dụng ý ngầm giúp cho người đọc, người nghe hiểu được trong mỗi cuộc chiến tranh chiến thắng sẽ thuộc về chính nghĩa. Chỉ cân con người có niềm tin vào người lãnh đạo, nhân dân đồng lòng thì thắng lợi nào cũng được gặt hái.

nguvan

Cô giáo Lê Thị Thanh Loan tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Hiện nay, Cô đang giảng dạy bộ môn Văn Học tại Đại học Sư phạm Hà Nội
Back to top button