Vật lý 11 bài 11: Phương pháp giải một số bài toán về toàn mạch ví dụ và bài tập vận dụng

Vật lý 11 bài 11: Phương pháp giải một số bài toán về toàn mạch ví dụ và bài tập vận dụng. Để giải được những bài toán về toàn mạch các em cần nắm vững các công thức tính cường độ dòng điện, hiệu điện thế, điện trở tương đương,… trong các mạch được mắc nối tiếp, song song hoặc hỗn hợp.

Bài viết này sẽ hệ thống các phương pháp giải một số bài toán về toàn mạch trong đó mạch điện có thể chỉ gồm một nguồn cùng các điện trở mắc nối tiếp, điện trở mắc nối tiếp bóng đèn, song song bóng đèn hay mạch gồm nhiều nguồn mắc hỗn hợp đối xứng,...

I. Những lưu ý trong phương pháp giải toán toàn mạch

1. Toàn mạch là mạch điện gồm một nguồn điện có suất điện động ξ và điện trở trong r, hoặc gồm nhiều nguồn điện được ghép thành bộ nguồn có suất điện động ξb, điện trở trong rbvà mạch ngoài gồm các điện trở.

→ Cần phải nhận dạng loại bộ nguồn và áp dụng công thức tương ứng để tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn.

2.Mạch ngoài của toàn mạch có thể là các điện trở hoặc các vật dẫn được coi như các điện trở (ví dụ như các bóng đèn dây tóc) nối liền hai cực của nguồn điện.

→ Cần phải nhận dạng và phân tích xem các điện trở này được mắc với nhau như thế nào (nối tiếp hay song song). Từ đó áp dụng định luật Ôm đối với từng loại đoạn mạch tương ứng cũng như tính điện trở tương đương của mỗi đoạn mạch và của mạch ngoài.

3. Áp dụng định luật Ôm đối với toàn mạch để tính cường độ dòng điện mạch chính, suất điện động của nguồn điện hay của bộ nguồn, hiệu điện thế mạch ngoài, công và công suất của nguồn điện, điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch,… mà bài toán yêu cầu.

4.Các công thức cần sử dụng:

1570949349ulegogr939 1604025357 1604972160

15709493502cam57vpfr 1604025357 1604972160

1604025358l2mbwobbrn 160497216116040253587c9momhqzk 1604972161

1570954338y07ij0zsbf 1604025358 1604972161(%).

hayhochoi dn16jpg160497205 1604972162

II.Bài tập ví dụ một số dạng toán toàn mạch

*Bài tập 1:Một mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó nguồn điện có suất điện động E = 6 V và có điện trở trong r = 2Ω, các điện trởR1= 5Ω,R2= 10Ω vàR3= 3 Ω.16040253581dzflqr5bj 1604972162a) Tính điện trở RNcủa mạch ngoài.

b) Tính cường độ dòng điện I chạy qua nguồn điện và hiệu điện thế mạch ngoài U.

c) Tính hiệu điện thế U1giữa hai đầu điện trở R1.

° Hướng dẫn giải:

– Mạch gồm 3 điện trở mắc nối tiếp (R1nối tiếp R2nối tiếp R3).

a) Điện trở mạch ngoài là: RN= R1+ R2+ R3= 5 + 10 + 3 = 18 (Ω).

b) Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch, ta có:

– Cường độ dòng điện chạy qua nguồn điện là:

1570954339fc6q6f1jfe 1604025358 1604972162

⇒ Hiệu điện thế mạch ngoài là: U = I.RN = 0,3.18 = 5,4 (V).

c) Áp dụng định luật Ôm, hiệu điện thế giữa 2 đầu điện trở R1 là: U1= I.R1 = 0,3.5 = 1,5 (V).

* Bài tập 2:Một mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó nguồn điện có suất điện động E = 12,5 V và có điện trở trong r = 0,4 Ω; bóng đèn Đ1có ghi số 12V – 6W ; bóng đèn Đ2loại 6 V – 4,5 W; Rblà một biến trở.16040253583ancoaph13 1604972162

a) Chứng tỏ rằng khi điều chỉnh biến trở Rbcó trị số là 8 Ω thì các đèn Đ1và Đ2sáng bình thường.

b) Tính công suất Pngvà hiệu suất H của nguồn điện khi đó.

° Hướng dẫn giải:

– Mạch gồm Đ1 song song (Rb nối tiếp Đ2) hay viết gọn Đ1//(Rb nt Đ2).

a) Điện trở của mỗi đèn là:

1570954341gtzq090poa 1604025358 16049721631570954343rhfcmi77ne 1604025358 1604972163

– Khi Rb = 8(Ω) thì ta có: R2b = R2 + Rb = 8 + 8 = 16(Ω)

⇒ Điện trở tương đương của mạch khi đó là:

1570954344sbdi5ggnsm 1604025358 16049721631570954346qkhae9owgi 1604025359 1604972163

⇒ Hiệu điện thế mạch ngoài là: UN= I.RN= 1,25.9,6 = 12 (V).

⇒ Cường độ dòng điện trong mạch chính là:

–Cường độ dòng điện trong mỗi nhánh là:

1570954349l2mz2nsl3f 1604025359 16049721641570954351poksakzbrv 1604025359 1604972164

–Cường độ dòng điện qua mỗi đèn là:

IĐ1= I1= 0,5 (A).

IĐ2= I2b= 0,75 (A).

–Cường độ dòng điện định mức qua mỗi đèn là:

1570954352310bztmngz 1604025359 16049721641570954354awvy8ffscc 1604025359 1604972165

– Như vậy ta thấy khi Rb = 8(Ω) thìcường độ dòng thực tế qua mỗi bóng đèn bằng với cường độ định mức của mỗi bóng, do đó các đèn sáng bình thường.

b) Công suất của nguồn điện khi đó là Png= ξ.I = 12,5.1,25 = 15,625 (W).

⇒ Hiệu suất là H = (Un/ξ).100% = (12/12,5).100% = 0,96.100% = 96%.

*Bài tập 3:Có tám nguồn điện cùng loại với cùng suất điện động E = 1,5 V và điện trở trong r = 1 Ω. Mắc các nguồn này thành bộ nguồn hỗn hợp đối xứng gồm hai dãy song song để thắp sáng bóng đèn loại 6V – 6W.

Coi rằng bóng đèn có điện trở như khi sáng bình thường.

a) Vẽ sơ đồ mạch điện kín gồm bộ nguồn và bóng đèn mạch ngoài.

b) Tính cường độ I của dòng điện thực sự chạy qua bóng đèn và công suất điện P của bóng đèn khi đó.

c) Tính công suất Pbcủa bộ nguồn, công suất Picủa mỗi nguồn trong bộ nguồn và hiệu điện thế Uigiữa hai cực của mỗi nguồn đó.

° Hướng dẫn giải:

a) Vẽ sơ đồ mạch điện gồm hai dãy mắc song song, mỗi dãy gồm có 4 nguồn điện mắc nối tiếp nhưsau:b) Suất điện động của bộ nguồn là:ξb = 4ξ = 4.1,5 = 6(V).

– Điện trở trong của bộ nguồn điện là:

– Điện trở của bóng đèn là:

– Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch, ta có cường độ dòng điện chạy qua đèn là:

1570954359rm2que6op8 1604025359 1604972166

– Công suất của bóng đèn là: P = I2.R = (0,75)2.6 = 3,375 (W).

c) Công suất của bộ nguồn là: Png=ξ.I = 6.0,75 = 4,5 (W);

– Do các nguồn giống nhau nên công suất của mỗi nguồn là: Pi= Png/8 = 4,5/8 = 0,5625 (W);

–Cường độ dòng điện qua mỗi nguồn là: Ii= I/2 = 0,75/2 = 0,375(A).

⇒ Hiệu điện thế Ui giữa hai cực của mỗi nguồn: Ui=ξ – I.r = 1,5 – 0,375.1 = 1,125 (V).

III. Một số Bài tập vận dụng phương pháp giải bài toán toàn mạch

* Bài 1 trang 62 SGK Vật Lý 11:Cho mạch điện có sơ đồ như hình 11.3, trong đó nguồn điện có suất điện động E = 6V và có điện trở trong không đáng kể. Các điện trở R1= R2= 30Ω, R3= 7,5Ω:1604025360y5bbbff5pn 1604972166a)Tính điện trở tương đương RNcủa mạch ngoài.

b)Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở mạch ngoài.

° Lời giảibài 1 trang 62 SGK Vật Lý 11:

a) Các điện trở mạch ngoài được mắc song song nhau(R1//R2//R3) , ta có:

1570954361qc52tkodoa 1604025360 16049721661570954362o9rnn4c6de 1604025360 1604972166

b)Do nguồn điện có điện trở trong không đáng kể và 3 điện trở mắc sóng song nên hiệu điện thế hai đầu nguồn điện và mỗi điện trở là: U1 = U2= U3 = U =ξ = 6V.

⇒ Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở:

1570954364p99mvz1eu7 1604025360 16049721671570954367fnfjmvyf3w 1604025360 1604972167

– Kết luận:a) RN= 5Ω; I1= 0,2A; b) I2= 0,2A; I3= 0,8A;

*Bài2 trang 62 SGK Vật Lý 11:Cho mạch điện có sơ đồ như hình dưới, trong đó các ắc quy có suất điện động ξ1= 12V; ξ2= 6V và có điện trở không đáng kể. Các điện trở R1= 4Ω; R2= 8Ω1604025360cjm0u66avo 1604972167a) Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch.

b) tính công suất tiêu thụ điện của mỗi điện trở.

c) Tính công suất của mỗi ắc quy và năng lượng mà mỗi ắc quy cung cấp trong 5 phút.

° Lời giảibài 2 trang 62 SGK Vật Lý 11:

a)Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch.

– Do 2 nguồn điện mắc nối tiếp nên suất điện độngcủa bộ nguồn ghép nối tiếp: ξb= ξ1+ ξ2= 12 + 6 = 18 (V).

– Ta cũng thấy 2 điển trở R1 và R2 được mắc nối tiếp nên điện trở tương đương của mạch ngoài gồm hai điện trở mắc nối tiếp là: RN = R1 + R2 = 4 + 8 = 12(Ω).

– Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch, ta có:

1570958545akphd6uwmj 1604025360 1604972168

b) Vì 2 điện trở ghép nối tiếp với nguồn nên I1= I2= I = 1,5A

⇒ Công suất tiêu thụ của mỗi điện trở R1,R2tương ứng là:

P1= R1. I12= 4. 1,52= 9(W);

P2= R2.I22= 8. 1,52= 18(W);

c) Công suất của mỗi ắc quy cung cấp :

Png(1)= ξ1.I = 12.1,5 = 18(W)

Png(2)= ξ2.I = 6.1,5 = 9(W)

– Năng lượng mỗi ắc quy cung cấp trong 5 phút:

Wng(1)= Png(1).t = 18.5.60 = 5400J

Wng(2)= Png(2).t = 9.5.60 = 2700J

– Kết luận: a) I = 1,5A; b) P1= 9W; P2= 18W; c) Png(1)= 18W; Png(2)= 9W; Wng(1)= 5400J; Wng(2)= 2700J.

*Bài3 trang 62 SGK Vật Lý 11:Cho mạch điện có sơ đồ như hình dưới. trong đó nguồn điện có suất điện động E = 12V và điện trở trong r = 1,1Ω; điện trở R = 0,1Ω.1604025360082faplhf7 1604972168a) Điện trở x phải có trị số là bao nhiêu để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là lớn nhất? Tính công suất lớn nhất đó.

b) Điện trở x phải có trị số là bao nhiêu để công suất tiêu thụ ở điện trở này là lớn nhất? Tính công suất lớn nhất đó.

° Lời giảibài3 trang 62 SGK Vật Lý 11:

a) Tính điện trở x để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là lớn nhất.

– Mạch ngoài gồm điện trở R mắc nối tiếp với điển trở x, nên ta có điện trở tương đương là: RN= R + x = (0,1 + x) (Ω).

– Cường độ dòng điện trong mạch:1570960712b3pmk4gs66 1604025360 1604972168

– Công suất tiêu mạch ngoài là:

1570960714n6gcvdh5z6 1604025360 16049721681570960715ryvrz3sj95 1604025360 1604972169

– Như vậy, để công suất P lớn nhất (Pmax)thì mẫu số phải là nhỏ nhất (min),tức là:

1570960717476kveq6p5 1604025361 1604972169;

–Áp dụng bất đẳng thức Cô-si cho 2 số dương16040253613w9gvejfkr 16049721691604025361pilnv4sfzn 1604972169ta có:

1570960939qfzb5qcs83 1604025361 1604972170

15709609420vydk6s5w7 1604025361 1604972170

Dấu “=” xảy ra khi1570960944t5lazzja6c 1604025361 16049721701570960727ao4z9q1gjh 1604025361 1604972171

– Khi đó,giá trị cực đại của công suất mạch ngoài là:15709607287cvz4046ls 1604025361 1604972171

b) Công suất tiêu thụ trên điện trở x:

1570960730skdyztgne5 1604025361 16049721711570960731ckako6fco0 1604025361 1604972171

– Để công suất Pxđạt giá trị lớn nhất thì mẫu thức phải nhỏ nhất, tức là:

1570960733v5pwn1ho9w 1604025362 1604972172

–Áp dụng đẳng thức Cô-si cho hai số dương1570960735r12ovjrfv0 1604025362 16049721721604025362z5dll7luuo 1604972172ta được:

1570961032lhf940dlqt 1604025362 1604972172

1570960740ofwq4ys07u 1604025362 1604972173

Dấu “=” xảy ra khi,1570960741brmco1mldl 1604025362 160497217315709607437ujn5uqapg 1604025362 1604972173

– Khi đó, giá trị công suất lớn nhất là:1570960744hgg0kq8mez 1604025362 1604972173

Hy vọng với bài viết hệ thống lạiPhương pháp giải một số bài toán về toàn mạch ví dụ và bài tập vận dụng ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để TH Văn Thủy ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường TH Văn Thủy (thptsoctrang.edu.vn)

nguvan

Cô giáo Lê Thị Thanh Loan tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Hiện nay, Cô đang giảng dạy bộ môn Văn Học tại Đại học Sư phạm Hà Nội
Back to top button