Vật lý 11 bài 9: Công thức Định luật Ôm (Ohm) cho toàn mạch, Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

Vật lý 11 bài 9: Công thức Định luật Ôm (Ohm) cho toàn mạch, Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Khi pin Lơ-clan-sê (pin thường dùng) được sử dụng một thời gian dài thì điện trở trong phin tăng lên đáng kể và dòng điện mà pin sinh ra trong mạch điện kín trở nên khá nhỏ.

Định luật Ôm (Ohm) cho toàn mạch và Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng cùng nội dung trong bài viết này sẽ giải thích mối quan hệ giữa cường độ dòng điện trong đoạn mạch kín với điện trở trong của nguồn điện cùng các yếu tố khác của mạch điện.

I. Thí nghiệm

Toàn mạch là một mạch kín gồm: Nguồn điện nối với mạch ngoài là các vận dẫn có điện trở tương đương R.

toan mach mach kinjpg157067676 1604023679

•Mắc mạch như hình vẽ:

1604023679vfsgw3f6e6

– Trong đó, ampe kế (có điện trở rất nhỏ) đo cường độ I của dòng điện chạy trong mạch điện kín, vôn kế (có điện trở rất lớn) đo hiệu điện thế mạch ngoài UNvà biến trở cho phép thay đổi điện trở mạch ngoài.

– Thí nghiệm được tiến hành với mạch điện này cho các giá trị đo I và UNnhư bảng sau:

I(A) 0 0,10 0,15 0,20 0,25 0,30 0,35 0,40
U(V) 3,05 2,90 2,80 2,75 2,70 2,55 2,50 2,40

–Các giá trị đo này được biểu diễn bằng đồ thị sau:

do thi bieu dien i va ujpg157067721 1604023679

II. Định luật ôm đối với toàn mạch

Thiết lập định luật Ôm cho toàn mạch

– Tích của cường độ dòng điện và điện trở được gọi là độ giảm điện thế. Nên tích IRNcòn được gọi là độ giảm điện thế mạch ngoài.

– Suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng tổng các độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong.

E=IRN+Ir⇒ UN=IRNvà15706791942h1km4nmwf 1604023679

Biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch:15706791942h1km4nmwf 1604023679

– Trong đó:

I: Cường độ dòng điện của mạch kín (A)

E: Suất điện động (V)

RN: Điện trở ngoài (Ω)

r: Điện trở trong(Ω)

Phát biểu định luật Ôm với toàn mạch:

– Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó.

– Lưu ý:

E = UN khi r = 0 hoặc mạch hở I=0.

III. Nhận xét

1. Hiện tượng đoản mạch

– Hiện tượng đoản mạch là hiện tượng xảy ra khi nối hai cực của một nguồn điện chỉ bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ.

– Khi đoản mạch, dòng điện chạy qua mạch có cường độ lớn (max) và gây chập mạch điện dẫn đến nguyên nhận của nhiều vụ cháy (RN≈ 0):1604023683u25zw9bgvk

2. Định luật Ôm đối với toàn mạch và định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng

– Công của nguồn điện sản ra trong thời gian t: A = E.It

– Nhiệt lượng tỏa ra trên toàn mạch: Q = (RN + r)I2t

– Theo định luật bảo toàn năng lượng thì: A = Q⇔E.It= (RN+ r)I2t

1570679201lwvgr989cz 1604023683

⇒Định luật Ôm đối với toàn mạch hoàn toàn phù hợp với định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.

3. Hiệu suất của nguồn điện

– Công thức Hiệu suất của nguồn điện:15706792031yfe9un755 1604023683

(ACI = Công có ích).

– Nếu mạch ngoài chỉ có điện trở RN:1570679204a3n0ot81ao 1604023683

IV.Bài tập vận dụng Định luật Ôm cho toàn mạch và định luật bảo toàn chuyển hóa năng lượng.

* Bài 1 trang 54 SGK Vật Lý 11:Định luật ôm đối với toàn mạch đề cập tới loại mạch điện kín nào? Phát biểu định luật và viết hệ thức biểu thị định luật đó.

° Lời giải bài 1 trang 54 SGK Vật Lý 11:

– Định luật ôm đối với toàn mạch đề cập tới loại mạch điện kín đơn giản nhất gồm nguồn điện có suất điện động ξvà điện trở trong r, mạch ngoài gồm các vật dẫn có điện trở tương đương RN

– Phát biểu định luật Ôm cho toàn mạch: Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó.

– Hệ thức biểu thị định luật Ôm đối với toàn mạch: 1570680017jop0dyko70 1604023683hayξ = I(RN + r)

* Bài2 trang 54 SGK Vật Lý 11:Độ giảm điện thế trên một đoạn mạch là gì? Phát biểu mối quan hệ giữa suất điện động của nguồn điện và các độ giảm điện thế của các đoạn mạch trong mạch điện kín.

° Lời giải bài2 trang 54 SGK Vật Lý 11:

– Độ giảm điện thế trên một đoạn mạch là tích của cường độ dòng điện chạy trong mạch với điện trở của mạch: UN=I.RN

– Mối quan hệ giữa suất điện động của nguồn điện và các độ giảm điện thế của các đoạn mạch trong mạch điện kín:

– Suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng tổng các độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong.ξ = I(RN+ r).

* Bài3 trang 54 SGK Vật Lý 11:Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào và có thể gây ra các tác hại gì? Có cách nào để tránh được hiện tượng này?

° Lời giải bài3 trang 54 SGK Vật Lý 11:

◊Hiện tượng đoản mạch xảy ta khi nối hai cực của một nguồn điện bằng một dây dẫn có điện trở rất nhỏ . Khi đó dòng điện trong mạch có cường độ rất lớn và có hại

◊Biện pháp phòng tránh:

– Mỗi thiết bị điện cần sử dụng công tắc riêng;

– Tắt các thiết điện (rút phích cắm) ngay khi không còn sử dụng;

– Nên lắp cầu chì ở mỗi công tắc, nó có tác dụng ngắt mạch ngay khi cường độ dòng điện qua cầu chì quá lớn.

* Bài4 trang 54 SGK Vật Lý 11:Chọn câu trả lời đúng

Trong mạch điện kín, hiệu điện thế mạch ngoài UNphụ thuộc như thế nào vào điện trở RNcủa mạch ngoài?

A. UNtăng khi RNtăng

B. UNgiảm khi RNgiảm

C. UNkhông phụ thuộc vào RN

D. UNlúc đầu giảm, sau đó tăng dần khi RNtăng dần từ 0 đến vô cùng.

° Lời giải bài4 trang 54 SGK Vật Lý 11:

◊Chọn đáp án: A.UNtăng khi RNtăng

– Ta có:1570680019j76z7mn2qa 1604023683

– Như vậy, khi RN tăng thì1570680021m1k7rriihl 1604023684giảm và UN tăng.

* Bài5 trang 54 SGK Vật Lý 11:Mắc một điện trở 14 Ω vào hai cực của một nguồn điện có điện trở trong là 1Ω thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn là 8,4V.

a) Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch và suất điện động của nguồn điện.

b) Tính công suất mạch ngoài và công suất của nguồn điện khi đó.

° Lời giải bài5 trang 54 SGK Vật Lý 11:

a) Cường độ dòng điện trong mạch: 1570681825k1l94auo0i 1604023684

– Suất điện động của nguồn điện:ξ = I.RN+ I.r= UN+ I.r = 8,4 + 0,6.1 = 9(V).

b) Công suất mạch ngoài : Ρmạch= U.I = 8,4.0,6 = 5,04(W).

– Công suất của nguồn điện: Ρnguồn= ξ.I = 9.0,6 = 5,4(W).

* Bài6 trang 54 SGK Vật Lý 11:Điện trở trong của một Ắc quy là 0,06Ω và trên vỏ của nó có ghi 12 V. Mắc vào hai cực của Ắc quy này một bóng đèn có ghi 12V- 5W

a) Hãy chứng tỏ rằng bóng đèn khi đó gần như sáng bình thường và tính công suất tiêu thụ điện thực tế của bóng đèn khi đó.

b) Tính hiệu suất của nguồn điện trong trường hợp này.

° Lời giải bài6 trang 54 SGK Vật Lý 11:

a) Theo bài ra, bóng đèn có ghi 12V – 5W⇒ hiệu điện thế định mức của bóng là Uđm= 12V, công suất định mức của bóng là Pđm= 5W.

⇒ Điện trở của bóng đèn là:1570681826p7pr1ra9yc 1604023684

– Cường độ dòng điện định mức chạy qua bóng đèn là: 1570681828k2u31um93o 1604023684

– Hiệu điện thế hai đầu bóng đèn khi này: U = I.R = 0,4158.28,8 = 11,975(V).

– Giá trị này gần bằng hiệu điện thế định mức ghi trên bóng đèn, nên ta sẽ thấy đèn sáng gần như bình thường.

– Công suất tiêu thụ của bóng đèn khi này là: P = U.I = 11,975.0,4158 ≈ 4,98(W).

b) Hiệu suất của nguồn điện là: .100%1570681831fqdmgkbmkd 1604023684.100% = 99,8%.

* Bài7 trang 54 SGK Vật Lý 11:Nguồn điện có suất điện động là 3V và có điện trở trong là 2Ω . Mắc song song hai bóng đèn như nhau có cùng điện trở là 6Ω vào hai cực của nguồn điện này.

a) Tính công suất tiêu thụ điện của mỗi bóng đèn .

b) Nếu tháo bỏ một bóng đèn thì bóng đèn còn lại sáng mạnh hơn hay yếu hơn so với trước đó.

° Lời giải bài7 trang 54 SGK Vật Lý 11:

a) Điện trở tương đương của hai bóng đèn:1570681832h7b7k95n58 1604023684

–Cường độ dòng điện trong mạch:1570681834snoijw7ncu 1604023684

– Vì hai đèn giống nhau mắc song song nên cường độ dòng điện qua mỗi đèn là: Iđ1= Iđ2= I/2 = 0,3(A).

– Công suất tiêu thụ của mỗi bóng đèn: Pđ1= Pđ2= Rđ1.I2đ1= 6. 0,32= 0,54W

b) Nếu tháo bỏ một bóng đèn (giả sử tháo bỏ đèn 2):

– Cường độ dòng điện trong mạch:

–Công suất tiêu thụ của bóng đèn 1: Pđ1= Rđ1.I’2đ1= 6.0,3752≈ 0,84(W).

⇒ Đèn còn lại sẽ sáng hơn lúc trước.

Hy vọng với bài viết vềĐịnh luật Ôm (Ohm) cho toàn mạch và Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng và bài tập ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để TH Văn Thủy ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường TH Văn Thủy (thptsoctrang.edu.vn)

nguvan

Cô giáo Lê Thị Thanh Loan tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Hiện nay, Cô đang giảng dạy bộ môn Văn Học tại Đại học Sư phạm Hà Nội
Back to top button